Xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ đã có rất nhiều khác biệt so với 20 năm về trước, bằng chứng là chị em đã có sự kiết hợp giữa cho bú tự nhiên kết hợp với vắt sữa chủ động và bổ sung sữa bột. Đối với các bà mẹ bận rộn thì việc dùng máy hút sữa để vắt rồi trữ sữa trong tủ lạnh cho con sử dụng khi mình vắng nhà là chuyện bình thường trong cuộc sống hiện nay. Mặc dù việc cho trẻ bú bình mang lại nhiều lộ thế nhưng cũng kéo theo một số hạn chế nhất định như phải hâm nóng sữa hay rã đông sữa vì không thể để trẻ uống sữa nguội lạnh được. Khi cho trẻ bú bình nó không giống như bé bú mẹ, nếu trẻ không được sử dụng sữa mẹ ở nhiệt độ tiêu chuẩn thì sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy. Thế nhưng, việc làm nóng sữa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ cũng như hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con trẻ nếu sữa không được hâm nóng đúng cách.
Sữa mẹ, sau khi được vắt ra sẽ vẫn tố trong vòng 3 đến 5 ngày nếu trong tủ lạnh và đến 6 tháng trong tủ đông, dẫu nó có thể mất đi một số đặc tính dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Trước khi cho con bú, thì mẹ cần phải đam bảo rằng nguồn sữa mà trẻ dùng phải đủ ấm ở nhiệt độ tiêu chuẩn y như khu dùng trực tiếp để tránh những xáo trộn cho con. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không làm nóng quá mức, vì nhiệt độ quá cao có thể phá hủy các enzym và đặc tính miễn dịch của sữa, cũng như hâm nóng sữa trên 40°C có thể gây bỏng cho con bạn.
Có những cách nào làm ấm sữa mẹ
Có rất nhiều cách để làm nóng sữa mẹ nhưng chỉ có một số phương pháp hiệu quả để làm ấm sữa mẹ cho bé ăn. Thế nên, hãy đảm bảo rằng các mẹ đã và đang làm theo đúng hướng dẫn để không làm bỏng con của mình.
Dùng nước ấm: Lấy một bát nước ấm, có thể đun nhẹ nước trên bếp hoặc lấy nguồn trực tiếp từ vòi, rồi đặt túi hoặc bình sữa đã được đậy kín vào nước. Để sữa trong vài phút cho đến khi nó đạt đến nhiệt độ cơ thể, và khi nước nguội quá, hãy thay bằng nước ấm hơn cho đến khi sữa được hâm nóng đúng cách, các mẹ nên xoay sữa để kết hợp chất béo đã tách.
Chạy dưới vòi: Như một phương pháp khác, bạn có thể đổ sữa được đậy kín nắp trực tiếp dưới vòi nước nhưng phải đảm bảo vòi nước ấm và vặn bình trước khi cho bé bú. Phương pháp này hoạt động tốt, nhưng nó lãng phí nhiều nước, cho nên phương pháp đầu tiên được ưu tiên khi hâm sữa mẹ.
Sử dụng máy hâm sữa: Đây có lẽ là cách đơn giản và an toàn nhất để hâm nóng sữa cho bé bú, đặc biệt là cho những lần cho ăn vào giữa đêm khi cả mẹ và bé không muốn đợi lâu.
Không bao giờ cho bé bú mà không kiểm tra nhiệt độ của sữa. Để làm điều này, lắc một vài giọt lên cổ tay của bạn, không quá nóng hoặc quá lạnh, giao động trong khoảng 37°C. Mẹ cũng có thể hâm nóng sữa đông lạnh, trước tiên phải rã đông sữa mẹ đông lạnh trong tủ lạnh trước khi hâm nóng. Tuy nhiên theo các chuyên gia tư vấn về việc cho con bú thì, hãy sử dụng sữa đã rã đông trong vòng 24 đến 48 giờ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thì nên sử dụng sữa mẹ đã được làm ấm trong vòng hai giờ và không bao giờ làm đông lạnh lại sữa mẹ đã rã đông.
Chính vì vậy, để nhanh chóng có được một bình sữa an toàn cho con bú thì mẹ phải biết cách hâm sữa hoặc sử dụng một chiếc máy hâm sữa để làm nóng sữa cho con ở nhiệt độ tiêu chuẩn. Dưới đây là một số lời khuyên để hâm sữa cho bé một cách an toàn mà mà shop mẹ và bé FAMIMAX tổng hợp để người thân có thể cho bé bú bình khi bạn không bên cạnh:
Làm thế nào để làm tan sữa cho bé?
Để giúp con có đủ sữa để bú thì việc vắt và dự trữ sữa bằng túi trữ sữa để trong tủ lạnh, trước khi cất thì phải ghi ngày hút khi cất giữ, khi sử dụng thì chỉ cần lầm ấm sữa để cho bé dùng.
Việc làm tan sữa mẹ khi bỏ trong tủ lạnh có thể mất vài giờ, do đó hãy chắc chắn để lên kế hoạch trước, bạn có thể đặt sữa một ngày trong tủ lạnh trước mỗi đêm để sẵn sàng sử dụng vào ngày hôm sau.
Để làm tan sữa mẹ bằng một bát được đổ đầy nước ấm rồi đặt túi trữ sữa vào và chờ đến khi nước nguội xuống, làm sạch bằng nước lạnh và đổ vào bình sữa và sử dụng máy hâm sữa cho bé.
Không bao giờ làm tan sữa mẹ trong lò vi sóng vì ở nhiệt độ cao của lò vi sóng có thể phá huỷ một số đặc tính lành mạnh được tìm thấy trong sữa mẹ. Ngoài ra, Lò vi sóng cũng gây nóng không đồng đều và có thể làm cho miệng và cổ họng của bé bị bỏng.
Không được đặt sữa mẹ vào nồi nước sôi trên bếp vì khi đó sữa mẹ có thể quá nóng và nó có thể hư hỏng.
Sữa mẹ được làm tan có thể có mùi khó chịu hoặc một hương vị kim loại hay xà phòng, điều đó không có nghĩa là sữa đã bị hư và bạn không phải vứt nó đi. Những thay đổi này xảy ra tự nhiên trong sữa mẹ khi chất béo bị phân hủy và khi con của bạn sử dụng thì vẫn còn an toàn, nhưng bé có thể không thích hương vị của sữa và có thể từ chối nó.
Làm thế nào để hâm nóng sữa cho bé sử dụng?
Sữa mẹ cũng như sữa bột đã được làm tan thì có thể hâm nóng và sử dụng ngay lập tức ở nhiệt độ trong phòng trong 4 giờ và trong tủ lạnh trong 24 giờ.
Nếu không có máy hâm sữa thì bạn có thể đặt sữa vào một bát nước ấm trong một vài phút, giữ nó dưới nước ấm cho đến khi ấm vừa đủ.
Trong quá trình bảo quản, sữa mẹ phân tách thành các lớp, thế nên khi bạn làm tan và làm ấm sữa mẹ thì hãy nhẹ nhàng xoay hoặc lắc hộp để trộn các lớp sữa trước khi cho bé ăn.
Kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ trước khi cho bé bú bằng vài giọt bên trong cổ tay sao cho không cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh.
Để đảm bảo an toàn nguồn sữa thì tất cả những gì tiếp xúc trực tiếp đến bé đều phải được khử trùng từ bình sữa, ti ngậm, núm ti cho đến phụ kiện máy hút sữa bằng máy tiệt trùng bình sữa.
Sữa mẹ sau khi làm tan và hâm nóng thì không thể được đặt trở lại vào tủ đá một lần nữa vì khi đó không còn an toàn sau 24 giờ. Nếu khi có con bú xong mà còn dư thì hãy vứt bỏ và không được sử dụng lại nữa.
Hâm nóng sữa cho con những điều không nên?
Để hạn chế những rủi ro không đáng có như tránh làm bỏng con hoặc khiến sức khỏe của bé gặp nguy hiểm thì cần tránh các phương pháp hâm nóng sữa mẹ dưới đây:
Không sử dụng lò vi song: Vì nó phân bổ nhiệt không đều, làm tăng khả năng bị bỏng và làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong sữa. Hơn nữa, nhiệt có thể khiến nhựa rò rỉ BPA và phthalate vào thực phẩm, nên tránh cho thực phẩm hoặc đồ uống vào lò vi sóng khi có thể.
Không làm nóng trực tiếp: Không bao giờ đặt bình sữa vào nước sôi trên bếp vì không an toàn với bình nhựa, có thể tan chảy ở nhiệt độ cao.
Ngoài ra, để đảm bảo nguồn sữa mẹ được an toàn mà không gây hại đến sử khỏe của trẻ thì không nên tái hâm nóng lượng sữa mẹ còn dư sau khi rã đông và hâm cho bé bú trước đó. Cũng như, không nên sử dụng các dòng bình sữa không rõ nguồn gốc để trữ vì có thể gây hại cho trẻ từ những sản phẩm được quả cáo an toàn và tiết kiệm.
Các mẹ lưu ý rằng: Hướng dẫn này của shop mẹ và bé FAMIMAX chỉ dành cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và trẻ lớn hơn. Nếu bạn có một em bé sinh non hoặc một đứa trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương thì hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ để biết thêm thông tin về cách thu thập, lưu trữ và sử dụng sữa mẹ.
Cũng giống như máy tiệt trùng, máy hâm sữa có thể là không thật sự cần thiết nếu mẹ hoàn toàn cho con bú mình trực tiếp và không bổ sung sữa công thức hay vắt ra. Nhưng theo suy nghĩ của FAMIMAX thì dù muốn hay không thì mẹ nên mua máy hâm sữa cung như máy tiệt trùng bình sữa vì nó sẽ giúp chị em bớt chút thời gian để dành cho mình. Có rất nhiều sự lựa chọn để mua máy hâm sữa cho bé, miễn là sản phẩm đó phù hợp như cầu của mình và đảm bảo an toàn nguồn sữa mẹ. Tránh trường hợp mua máy hâm sữa mà nó được sản xuất tại Trung Quốc Đại Lục nhưng giới thiệu của Hàn, Singapore nhưng lại chỉ bán cho người Việt như Fatz, Moaz, Chilux.
Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.